Kết quả tìm kiếm cho "rộn ràng vào vụ tết"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 244
Đến hẹn lại lên, tiếp nối những ngày Tết Nguyên đán rộn ràng là Ngày hội Biên phòng toàn dân. Chuỗi hoạt động dài hơi, phong phú được tổ chức ở tất cả xã, phường, thị trấn biên giới của tỉnh, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự tham gia của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp Nhân dân. Từ đó, tạo khí thế vui tươi, sôi nổi, biểu dương, cổ vũ, động viên cán bộ, Nhân dân, lực lượng vũ trang và Bộ đội Biên phòng (BĐBP) ra sức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh ở khu vực biên giới.
Trải qua bao thăng trầm, đến nay, đồng bào dân tộc Thổ ở Nghệ An vẫn bảo tồn được tiếng cồng chiêng trong đời sống văn hóa tâm linh, góp phần đa dạng bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Từ nay đến cuối năm là giai đoạn khuyến mãi nhộn nhịp nhất bởi nhiều sự kiện tiêu dùng đáp ứng nhu cầu của người dân như Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Giáng sinh, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025…
Trong những tháng cuối năm 2024, chuẩn bị đón Tết Ất Tỵ 2025, ngành công thương các địa phương đang tích cực chuẩn bị triển khai kế hoạch bình ổn hàng hóa, kích cầu tiêu dùng, bảo đảm đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.
Những ngày qua, thông tin thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản do mưa bão gây ra tại các tỉnh phía bắc đã được các cơ quan chức năng, phương tiện truyền thông, mạng xã hội... liên tục thông tin. Với truyền thống “tương thân, tương ái”, tinh thần “nhường cơm sẻ áo”, đồng bào, người dân cả nước đã chung tay, đồng lòng hướng về các địa phương ở miền bắc.
Cha tôi mất vào những ngày mưa dầm tháng 8. Vậy mà, ngày đưa tang cha, trời lại hửng nắng. Ai cũng bảo ông trời thương cha nên mới hửng nắng đúng lúc. Còn riêng tôi, có một nỗi buồn và một niềm ân hận rất lớn bóp nghẹn trái tim.
Không chỉ mong muốn tạo ra hoạt động kết nối những tấm lòng nhân ái, hỗ trợ kịp thời các hoàn cảnh khó khăn trong xã hội, Công an TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) tổ chức, duy trì thành công chương trình "Đổi sách cũ nhận cây xanh". Qua đó, góp phần hình thành tình yêu thương giữa người với người, lan tỏa văn hóa đọc, hình thành lối sống yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường đối với thế hệ trẻ.
Xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) còn có tên gọi khác là “Cù lao Ông Hổ”. Cách gọi này bắt nguồn từ câu chuyện nghĩa tình giữa hổ và người, được người dân lưu truyền qua bao thế hệ.
Không ít người, khi đã gắn bó đời mình nhiều năm với biển đảo, dù còn nhiều thiếu thốn, thời tiết khắc nghiệt, đã lần nữa tìm cơ hội ở lại, chưa muốn về đất liền. Nếu ai có trở lại đảo Trường Sa đôi lần, vẫn có thể bắt gặp bóng dáng thân quen của những người dân, vài năm lại chuyển tới sống ở đảo mới, nhưng luôn hồn hậu cười tỏa sáng...
Nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho đồng bào dân tộc thiểu số Khmer đón Tết cổ truyền, tối 13/4 (đêm giao thừa Tết Chol Chnam Thmay), tại quảng trường Thái Quốc Hùng (thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Truyền thanh huyện Tri Tôn tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng Tết Chol Chnam Thmay năm 2024.
Mấy ngày này, hầu như chùa Phật giáo Nam tông Khmer nào trong tỉnh An Giang cũng rộn ràng sắc màu, tiếng nhạc đặc trưng ngày Tết Chol Chnam Thmay.
Những năm gần đây, đời sống của đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang không ngừng khởi sắc. Các chính sách hỗ trợ của Đảng, nhà nước về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt… đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bào Khmer phát triển, giảm tỷ lệ hộ nghèo đáng kể.